cds2023


 
 

Quy định 85 - QĐ/TW: Trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên trước thông tin xấu, độc

Thứ tư - 08/11/2023 10:24
Quy định 85-QĐ/TW của Ban Bí thư ban hành với mục tiêu nâng cao hơn nữa trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, phát huy cao độ tính tiên phong, gương mẫu trong việc thiết lập và sử dụng các trang thông tin điện tử cá nhân trên môi trường mạng, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên cần sử dụng mạng xã hội (MXH) hiệu quả, an toàn, đồng thời góp phần chia sẻ, lan tỏa những thông tin tích cực, đặc biệt là đấu tranh phản bác những thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp sức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Đây cũng là liều thuốc "đề kháng" hữu hiệu cho cán bộ, đảng viên trước thông tin xấu, độc.
Mạng xã hội và trách nhiệm người dùng
Mạng xã hội và trách nhiệm người dùng
Ngoài quy định 85-QĐ/TW, cán bộ, đảng viên nói chung; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói riêng tham gia mạng xã hội phải chịu những quy định như Luật an ninh mạng 2018; Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Bộ Quy tắt ứng xử trên mạng xã hội. 
Mạng xã hội phát triển đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phục vụ đa dạng các nhu cầu của người dùng nói chung và của cán bộ, đảng viên nói riêng. Mỗi người có thể tự tìm kiếm trên mạng xã hội những thông tin phục vụ cho việc học tập, công việc, giải trí hoặc tương tác với những người thân…Theo thống kê ở Việt Nam chúng ta hiện nay đã có trên 935 mạng xã hội khác nhau hoạt động, trong nước đã được cấp phép hoạt động với khoảng 130 triệu tài khoản đăng ký, phổ biến nhất là Facebook, Youtobe, Zalo, Tiktok. Thống kê cho đến hết quý I.2023, cả nước có trên 77 triệu thuê bao internet, chiếm 79,1% dân số, có trên 70 triệu tài khoản mạng xã hội, 66 tiệu tài khoản Facebook, 63 triệu tài khoản Youtobe, 50 triệu tài khoản Tiktok. 
Cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ bên cạnh những tiện ích mà mạng xã hội mang lại thì hiện nay đây lại chính là một kênh vô cùng hấp dẫn để các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá; nhiều trang website, hội, nhóm được thành lập với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước ta, hạ bệ uy tín, danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; chống phá các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh, chia rẽ dân tộc, tôn giáo; đưa tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng gây hoang mang dư luận quần chúng Nhân dân, kích động bạo lực để tạo ra điểm nóng chính trị nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Đứng trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thời gian qua đã có rất nhiều cán bộ, đảng viên thường xuyên tích cực tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua ở địa phương đồng thời chia sẻ trên mạng xã hội, Internet những việc hay, việc tốt, những gương điển hình trên mọi lĩnh vực. Nhiều cán bộ, đảng viên cũng đã chủ động đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, tạo môi trường văn hóa lành mạnh trên không gian mạng.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên chưa nắm rõ và đầy đủ các quy định, từ đó có nguy cơ vi phạm khi tham gia mạng xã hội. Việc phát hiện, báo cáo, đề xuất với lãnh đạo biện pháp đấu tranh, xử lý đối với các thông tin xấu, độc còn hạn chế… Một số cán bộ, đảng viên thì thờ ơ hoặc không thể hiện quan điểm, chính kiến của mình đối với các vấn đề nhạy cảm, chưa đúng sự thật; khả năng phản bác thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch còn hạn chế. Cá biệt còn có một số ít cán bộ, đảng viên còn like, chia sẻ những bài viết chưa được kiểm chứng, thông tin giả, sai sự thật...
Theo đó, Quy định số 85-QĐ/TW, theo hướng dẫn số 99-HD/BTGTW có 5 nội dung cơ bản mà các cấp ủy, tổ chức đảng cần triển khai thực hiện; 6 nội dung cơ bản về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và 3 hành vi được coi là vi phạm Quy định 85 mà cán bộ, đảng viên cần tránh.
Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, chuẩn mực khi phát ngôn trên mạng xã hội; phải tìm hiểu, nắm rõ thông tin, trước khi chia sẻ, đăng tải. Từ đó hình thành tác phong ứng xử văn minh trên mạng xã hội, góp phần tạo niềm tin, động lực tích cực trong cộng đồng. Không chỉ bản thân cán bộ, đảng viên có trách nhiệm nêu gương mà còn phải tuyên truyền vận động cho người thân, gia đình cũng phải chấp hành quy định của pháp luật, lan toả, chia sẻ thông tin tốt đẹp trong cuộc sống.
Như lời đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, từng nhắn nhủ: “Nếu mỗi một cán bộ, đảng viên dùng smartphone, facebook mỗi ngày chủ động chia sẻ cho nhau một bài báo hay, một clip tốt, viết một bình luận tích cực, tìm kiếm một thông tin tốt đẹp, gửi đi thông điệp hay thì đã góp phần làm cho công tác tư tưởng tốt hơn”.

Tác giả bài viết: Quang Khải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây