Thời gian qua, Ban Chỉ đạo đề án 61 thành phố Tam Kỳ đã bám sát Kết luận số 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định 673-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 3778-KH/UBND của UBND tỉnh Quảng Nam hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch để chỉ đạo, triển khai đến Đảng ủy, Ban Chỉ đạo các xã, phường tổ chức thực hiện.
Theo đó, các cấp, ngành tăng cường tuyên truyền vận động nông dân phát triển sản xuất với định hướng quy hoạch của địa phương; đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau và giảm nghèo bền vững; trong đó tập trung triển khai chương trình vận động hỗ trợ nông dân nghèo, cận nghèo, đăng ký thoát nghèo, hỗ trợ con em hộ nông dân nghèo neo đơn, con em nông dân vượt khó; phát động và xây dựng 16 tuyến đường nông dân Tự quản “Sáng – Xanh – Sạch đẹp” tại các xã Nông thôn mới và các phường; thành lập 14 tổ, nhóm hợp tác liên kết trong sản xuất lúa giống, trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm; ra mắt 13 mô hình nông dân Tự quản; hướng dẫn hộ nông dân đăng ký dự án khởi nghiệp, chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm gắn với nâng giá trị OCOP trong lĩnh vực nông nghiệp, kết quả có 03 sản phẩm và 02 hợp tác xã nông nghiệp được công nhận
Thực hiện việc hỗ trợ vốn cho nông dân từ năm 2022 đến 8.2023, Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố quản lý đến nay hơn 2 tỷ đồng; từ nguồn vốn trên qua 2 năm đã hướng dẫn nhóm hộ lập dự án và thẩm định dự án và giải ngân 840 triệu đồng cho 10 dự án với 23 hộ nông dân vay vốn. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giúp nông dân phát triển kinh tế, thoát nghèo. Đến nay, Hội Nông dân quản lý 69 tổ tiết kiệm và vay vốn; tổng số 2.927 hộ với dư nợ 169.092 tỷ đồng, so với năm 2021 tăng 44 tỷ đồng. Phối hợp với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, đến nay có 07 tổ vay vốn với dư nợ hơn 3,420 tỷ đồng cho 42 hộ vay. Từ các nguồn vốn này đã giúp cho 2.650 lượt hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, qua đó đã tạo việc làm tại chỗ cho hàng trăm lượt lao động.
Nhìn chung việc triển khai thực hiện Kết luận 61-KL/TW trên địa bàn thành phố gần 02 năm qua có nhiều chuyển biến tích cực; vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo gắn với nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và đã có sự phối hợp tốt với Hội Nông dân triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đạt kết quả; tạo sự khởi sắc trong xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị văn minh.
Kết luận hội nghị, đồng chí Huỳnh Thị Thùy Dung - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy yêu cầu thành phố cần tiếp tục lãnh, chỉ đạo hiệu quả hơn nữa các nội dung Kết luận 61, Quyết định 673; nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc gắn kết, phối hợp giữa việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo được phân công phụ trách; chỉ đạo các ngành, các cấp trên địa bàn thành phố phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân thông qua các nội dung, việc làm cụ thể. Trong đó, tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại, gia trại gắn với chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh và xây dựng các sản phẩm OCOP có thế mạnh của địa phương. Hội Nông dân là chủ thể trong việc vận động phát triển các mô hình kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, các sản phẩm OCOP. Định hướng để nông dân sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sống; xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến trong việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể HTX, Tổ hợp tác, chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp, sản xuất theo chuỗi giá trị đem lại thu nhập bền vững cho nông dân. Cấp ủy, chính quyền, hội Nông dân thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội để kịp thời kiến nghị, đề xuất, bổ sung, sửa đổi những điểm chưa hợp lý về cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, nông dân.
Tác giả bài viết: Quang Khải ( BTG Thành ủy)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn